Trang chủ / Giới thiệu

Về Đóa Hoa Đồng Thoại

Giải thưởng sáng tác truyện thiếu nhi “Đóa hoa đồng thoại” được Tập đoàn ENEOS đề xướng, Công ty TNHH ENEOS Việt Nam (ENEV) tài trợ, Công ty TNHH Quỹ Bắc Cầu tổ chức với sự bảo trợ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và sự đồng hành của NXB Kim Đồng.

Theo âm Hán Việt, sáng tác truyện Đồng Thoại là sáng tác truyện cho trẻ em. Trong đó, “Đồng” trong từ “Nhi Đồng” nghĩa là trẻ em, “Thoại” là câu chuyện. Không gò bó trong một chủ đề cụ thể nào, “Đóa hoa đồng thoại” là nơi để tác giả ở mọi lứa tuổi gửi gắm tình cảm cho trẻ em Việt Nam thông qua các sáng tác giàu ý tưởng và sự nhân văn.

Sứ mệnh

Đóa hoa đồng thoại mong muốn truyền cảm hứng,
hỗ trợ tác giả Việt Nam viết truyện thiếu nhi, góp phần vào việc phát triển nền văn học thiếu nhi Việt Nam.

Mục tiêu

Đóa hoa đồng thoại đặt mục tiêu trở thành biểu tượng mang ý nghĩa đặc biệt đối với văn học thiếu nhi Việt Nam, mang đến cho độc giả Việt thêm nhiều tác phẩm do chính tác giả Việt sáng tác.

Số lượng thí sinh và bài thi qua các năm

Phân tích số liệu các năm

Nhà văn Lê Phương Liên

Nhà văn Lê Phương Liên

Bà là hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1981, nguyên trưởng Ban Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam, xếp hạng nổi tiếng thứ 71.023 trên thế giới và thứ 94 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng.

Theo đuổi mảng văn học thiếu nhi hơn 50 năm nay, bà tập trung viết những tác phẩm dành cho trẻ em như “Những tia nắng đầu tiên” (1971), “Khi mùa xuân đến” (1973), “Hoa dại” (1995), “Cuộc phiêu lưu của chú Rối Tễu” (2009); hay 2 cuốn tiểu thuyết “Khúc hát hạnh phúc” (2002) và “Ký ức ánh sáng” (2012)… Mới đây nhất, bà đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết dã sử “Nữ sĩ thời gió bụi” (2021), gây bất ngờ bởi sự công phu và hướng tới đối tượng là những độc giả trưởng thành.

Bà luôn miệt mài tham gia các hoạt động liên quan đến phát triển sáng tác dành cho thiếu nhi, là giám khảo của các cuộc thi sáng tác lớn bởi sự yêu thương vô bờ dành cho trẻ em. Đến với Đoá hoa đồng thoại cũng vì lẽ đó, bà mong sao thiếu nhi Việt Nam sẽ có nhiều hơn những sáng tác bay bổng, đẹp đẽ để giúp các em nuôi dưỡng những tâm hồn nhân ái.

TS. GD Nguyễn Thụy Anh

TS. GD Nguyễn Thụy Anh

Chị từng là một giảng viên đại học và bảo vệ luận án Tiến Sĩ Giáo dục học tại hội đồng khoa học của trường đại học Tổng Hợp Sư Phạm Moska (Nga). Khi trở về Việt Nam, chị tập trung vào các công việc trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, giáo dục như nhà văn, dịch giả, nhà hoạt động xã hội… Đồng thời, chị còn được biết đến vai trò là một chuyên gia giảng dạy về phương pháp giáo dục.

Chị là tác giả của nhiều ấn phẩm nổi tiếng cũng viết đề đối tượng trẻ em như: “Bố ơi vì sao” (2009), “Nói sao cho con hiểu” (2017), “Chuyện của Bún Bò” (2012), bộ Sách thơ 4 tập đoạt giải Đồng sách hay Việt Nam 2015, cùng nhiều tác phẩm văn học và giáo trình giảng dạy tại các trường mầm non hiện nay.

Đoá hoa đồng thoại như một hành trình cảm xúc đối với chị và chị luôn đề cao khía cạnh nhân văn của cuộc thi. Là bởi, cuộc thi “giúp trẻ em được nói lên tiếng nói tâm hồn của mình, không cần “văn mẫu”, người lớn cũng được thử sức trong một cuộc chơi nhẹ nhàng, không áp lực… Các em viết, các bạn viết, khiến trong tôi cũng rạo rực mong muốn viết, mong muốn được giãi bày…”

Chị Vũ Thị Quỳnh Liên

Chị Vũ Thị Quỳnh Liên – PGĐ NXB Kim Đồng

Kim Đồng là một trong những NXB hàng đầu Việt Nam chuyên về sách văn học thiếu nhi, có quan hệ hợp tác với hơn 70 nhà xuất bản trên thế giới. Gắn bó với công việc xuất bản và NXB Kim Đồng nhiều năm, chị Vũ Thị Quỳnh Liên hiểu rõ về nền văn học thiếu nhi thế giới và biết chúng ta cần gì để phát triển nền văn học thiếu nhi nước nhà. Việc tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng những tài năng văn học mới đối với chị vô cùng quan trọng, ý nghĩa và không kém phần thú vị. Vì vậy, chị luôn cố gắng dành thời gian tham gia vào công tác tìm kiếm tài năng văn học như các cuộc thi viết, sáng tác.

Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng công việc “cầm cân nảy mực” này rất vất vả và khô khan, khi nhận lời làm Giám khảo của Đoá hoa đồng thoại, chị chia sẻ: “Với tôi, được tham gia vào một cuộc chấm thi luôn là niềm vinh dự và niềm vui lớn. Việc đọc luôn mang lại cho tôi niềm hứng thú và hơn cả là sự trân trọng của tôi dành cho các tác giả, những người đã quan tâm và gửi tác phẩm của mình tới cuộc thi.”

Chị Lê Thị Thu Hiền

Chị Lê Thị Thu Hiền
Người sáng lập Dự án Mọt sách Mogu

Là dịch giả đã sản xuất và phát hành tranh truyện ehon Nhật Bản tại Việt Nam từ năm 2017. Thành lập Quỹ Bắc Cầu năm 2019 và thực hiện rất nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong đó có tổ chức Giải thưởng sáng tác truyện thiếu nhi “Đóa hoa đồng thoại” từ năm 2018.

Khi cầm trên tay những cuốn tuyển tập “Đóa hoa đồng thoại” của 5 mùa đã qua, chị luôn tự hào với thành quả mà cuộc thi đã đạt được.

“Cảm ơn các thí sinh đã tham gia cuộc thi, góp phần nuôi dưỡng mảnh đất tâm hồn trẻ thơ của mỗi người. Và từ mảnh đất màu mỡ ấy, những hạt giống sẽ nảy mầm, những bông hoa sẽ bung nở và chúng ta sẽ đều hạnh phúc, dù là trẻ con hay người lớn.” – Đó là lời chị luôn nhắn gửi tới các bạn đã, đang và sẽ tham gia cuộc thi. Vì có các bạn thì thiếu nhi mới có thêm những tác phẩm văn học hay và chất lượng cho mình.

Tháng 3

Phát động

Tháng 7

Thu bài

Tháng 8

Kết quả

Tháng 11

Trao giải

Lịch sử Đóa hoa Đồng thoại

“Giải thưởng truyện đồng thoại JXTG” là cuộc thi sáng tác truyện đồng thoại được Tập đoàn JXTG tổ chức thường niên tại Nhật Bản từ năm 1970. Năm 2018, nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản, cuộc thi được đưa đến Việt Nam với tên gọi “ Giải thưởng sáng tác truyện đồng thoại JXTG x MOGU- Đóa hoa đồng thoại”. Năm 2020, Tập đoàn JXTG đã đổi tên thành Tập đoàn ENEOS nên tên của giải thưởng được đổi thành “ Giải thưởng truyện đồng thoại ENEOS x MOGU”.
Tại Việt Nam, Giải thưởng sáng tác Truyện thiếu nhi “Đóa hoa đồng thoại” được Công ty TNHH ENEOS Việt Nam và Công ty TNHH Quỹ Bắc Cầu tổ chức với sự bảo trợ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và sự đồng hành của NXB Kim Đồng.
Hy vọng, đây sẽ là sân chơi để các tác giả ở mọi lứa tuổi trao tình cảm cho trẻ em Việt Nam thông qua các sáng tác giàu trí tưởng tượng và nhân văn.